Related image

Hôm nay ông Trump sẽ họp với ông Tập lần đầu tiên kể từ khi ông Trump lên làm Tổng Thống.

Đối với ông Trump, mọi thứ mọi việc nằm trong một chữ: "Deal", tạm dịch là "thương thảo". Chữ thương ở đây không có nghĩa là thương mại, mà có nghĩa là thương lượng. Deal nghĩa là thương lượng trong thảo luận, hay thảo luận và thương lượng, hay thảo luận để đi đến một kết quả trong sự thương lương của đôi bên. Ông Trump từng tự nhận rằng ông ta là người biết làm thế nào để có được "the best deal" vì ông ta biết "how to deal". Theo ý nghĩa thương thảo thì ông ta là người biết làm sao để có được "sự thương thảo" tốt nhất, vì ông biết cách "thương thảo" - và ông thường chê rằng ông Obama là người không biết cách deal, hay thương thảo.

Có người dịch chữ "Deal" là "thỏa thuận", nghe cũng rất có lý, chỉ có điều thỏa thuận chỉ là một kết quả sau khi thương lượng, tức là chúng ta cùng thỏa thuận sau khi đã thương lượng. Cùng mệnh đề trên, thì nói  rằng ông Trump là người biết làm sao để có được "sự thỏa thuận" tốt nhất, vì ông là người biết cách... "thỏa thuận", nghe hơi kỳ kỳ. Nếu dùng câu: "we are discussing and dealing..." thì tạm dịch là chúng tôi đang bàn bạc và thương lượng..., hay chúng tôi đang bàn bạc và thỏa thuận?..., ở đây chữ thỏa thuận cũng không hoàn toàn phù hợp. Vậy chữ Deal ở đây bao gồm cả (sự) thương lượng và thảo luận.

Trở lại vấn đề cuộc họp, mà có người nói là thượng đỉnh, giữa ông Trump và ông Tập, thì đối với ông Trump đây là một cuộc thương thảo khó, mà thật ra cũng không dễ gì đối với ông Tập. Nhiều chuyên gia nhân dịp này đã bình luận rất nhiều, nhưng thường không có câu trả lời nhất định. Họ hy vọng rằng ông Trump, người tự nhận là có "art of deals", nghệ thuật thương thảo, sẽ biết cách đạt được một kết quả như ý họ mong muốn, chứ không phải như ý ông Trump, vì báo chí đã quá rầm rộ phao tin tùm lum về ổng như một đám hỏa mù, nên chẳng ai biết được thật sự ý của ông Trump là làm sao, có lợi cho ai...

Nhưng một điều có thể tin được, là ông Trump biết cách thương thảo hơn ông Obama, phản ứng nhanh nhẹn khi thấy mối lợi như một nhà kinh tế, và uyển chuyển lèo lái như một nhà ngoại giao, thì ngô và khoai sẽ rõ ràng hơn  hai cuộc "thượng đỉnh" giữa Obama và ông Tập. Chỉ riêng chuyện Đài Loan và chuyện "Một Trung Hoa" đủ thấy ông ta luồn lách ra sao, chứ không chỉ "to mồm" là đủ. 

Tuy nhiên, khi hai cao thủ "thượng đài", thì họ "vờn" nhau trước đã, và ai giữ được con bài "tẩy" càng bí hiểm, thì càng dễ đạt được thương thảo tốt nhất (best deal). Vấn đề còn lại là kết quả này sẽ tốt cho ai? Người Mỹ, Đồng minh? Hòa bình? Việt Nam? Hay Thế Giới? Hay họ lại đặt nền tảng cho những tính toán có lợi (riêng) sau này của họ? Nhận ra được điều này cũng là nhận ra chính sách của Mỹ trong những năm sắp tới đây... Tới đây bỗng nhớ lại một "game show" của truyền hình Mỹ có tên là "Deal or No Deal?", tạm dịch là "Chơi hay Không Chơi?". Cũng có thể là "Chịu hay Không Chịu?", mà cũng có thể là "Chịu Chơi hay Không Chịu Chơi?"

Và cũng chắc chắn một điều là những "thỏa thuận" sau khi "thương thảo" này sẽ ảnh hưởng tới tình hình của Việt Nam, vì CSVN không hề biết "thương thảo", họ chỉ biết cúi đầu chấp nhận những gì mà đàn anh Trung Cộng "chỉ đạo", vì CSVN chỉ biết "tranh thủ", tranh giành, tranh ăn, tranh nhau, dẫu cho người dân lầm than khốn khổ, dẫu cho đất đai tài nguyên tan tành, nước mất nhà tan. Người dân lâu nay vẫn muốn "thương thảo" với nhà cầm quyền, nhưng CSVN thì không thể thay đổi, cũng không thể thương thảo. Họ phải "biếnmất", nếu không, người dân cũng sẽ "xóa sổ" họ, đến lúc này thì đừng mong mà thương thảo, đến lúc này thì đừng mong mà "chơi chịu". Không chịu cũng phải chịu! "No Deal!"

 

PSQ

Giới thiệu bài này