LẠC HƯỚNG!

Tác giả :  Ngô Trường An 

Sư tử thắc mắc:
- Việt Nam có hơn 2 vạn giáo sư, tiến sĩ. Và năm nay, nhà nước xét phong thêm 383 giáo sư nữa. Một nền giáo dục như vậy, sao bọn WEF nói giáo dục Việt Nam thua cả Campuchia, là sao?
Tôi phân trần:
- Bà hiểu trật lất giữa khái niệm giáo dục và đào tạo rồi. Đất nước chúng ta hiện nay có nhiều GS-TS vào bậc nhất quả đất. Đó là do nhà nước chú trọng đào tạo ra nhiều người mang học hàm, học vị cấp GS, PGS, TS... cho vào các cơ quan nhà nước cho có vẻ trí thức. Chứ thật ra, những vị được đào tạo ấy chưa hẵn là người được giáo dục.
- Là sao? Tôi không hiểu?
- Có chi mô mà không hiểu! Đại khái vầy:
+ Người có giáo dục là người lĩnh hội được các giá trị Chân - Thiện - Mỹ từ gia đình, nhà trường và xã hội. Là 1 người có đạo đức, có lòng tự trọng, có tính liêm sỉ, có phẩm chất, nhân cách của 1 con người đúng nghĩa. Người có giáo dục là người có văn hóa, nhưng chưa hẳn là người có kiến thức.
+ Ngược lại, người được đào tạo ra GS, TS gì đó, là người có kiến thức trong phạm trù được giảng dạy. Họ có thể viết 1 tản văn mạch lạc, có thể tìm ra 1 định luật trong vật lý, hay 1 hàm số gì gì đó. Nhưng chưa chắc trong số này, họ là người có văn hóa, hay nói cách khác, họ là người vô giáo dục, mặc dù họ có kiến thức.
Có thể khẳng định thế này:
- Dù là GS, TS học hàm học vị đầy mình, nhưng không dùng kiến thức của mình phụng sự xã hội, mà chỉ dựa vào bằng cấp để tiến thân, ăn bám ngân sách. Dạng người không có lòng tự trọng này thuộc dạng vô giáo dục.
- Các quan chức dù tốt nghiệp đại học loại này, học viện cao cấp loại kia... nhưng suốt đời chỉ nghĩ cách ăn cắp của công, ức hiếp nhân dân, đội trên đạp dưới.... cũng thuộc vào dạng vô giáo dục.
- Dù rằng trong môi trường giáo dục, nhưng các thầy cô ép học sinh mua bảo hiểm để ăn hoa hồng; ép học sinh chích v.x để lấy thành tích; ép học sinh học thêm để thu tiền... Dạng thầy cô ấy đều là những kẻ vô giáo dục.
Không phải vô căn cứ mà tổ chức WEF xếp hạng giáo dục VN thua cả Campuchia đâu! Hãy nhìn rộng ra xem. Người Việt ra nước ngoài trộm cắp tràn lan, bán dâm, giết động vật, chém nhau, lừa đảo, ồn ào nơi công cộng, xả rác khạc nhổ bừa bãi. Còn trong nước thì các quan tham nhũng, ăn cắp như rươi. Thử hỏi, môi trường giáo dục tốt thì con người đâu đến nỗi tha hóa, vô liêm sỉ đến thế.
Nói tóm lại môi trường giáo dục và môi trường đào tạo khác nhau xa. Đào tạo cho ra kiến thức, còn giáo dục cho ra nhân cách con người. Bởi vậy, khi nói về nền giáo dục nước nhà thì giáo sư Hoàng Tụy than thở: "nền giáo dục của chúng ta không phải lạc hậu, mà là lạc hướng".
Vâng, nền giáo dục của ta hiện tại đang đi lạc hướng. Nó không mang tính chất giáo dục, mà thiên về đào tạo. Mà giáo dục và đạo tạo là 2 phạm trù khác nhau.
Bà hiểu ra chưa?

SƯU TẦM TRÊN INTERNET
 

Giới thiệu bài này