Kết quả bầu cử giữa kỳ của Mỹ đã ngã ngũ. Tờ Washington Post, một tờ báo có xu hướng chống Trump, hôm 7/11/2018 đã cho đăng bài bình luận của nhà bình luận chính trị gạo cội Ed Rogers, khẳng định: Đảng Dân chủ thắng Hạ viện, nhưng Trump thắng cả cuộc bầu cử. Lịch sử cho thấy đảng của Tổng thống thường mất trung bình 37 ghế tại Hạ viện trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ khi tỷ lệ tín nhiệm của tổng thống dưới 50%, nhưng Đảng Dân chủ chỉ giành lại chưa tới 30 ghế Hạ viện từ Đảng Cộng hòa.

LƯỢC SỬ SỰ THÀNH LẬP CỦA HAI CHÍNH ĐẢNG

Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ là hai chính đảng lớn nhất và lâu đời nhất tại Hoa Kỳ.

Trong thập niên 1790, bùng nổ các quan điểm khác nhau về một lộ trình đúng cho tiến trình xây dựng đất nước Hoa Kỳ còn non trẻ. Những người ủng hộ Alexander Hamilton, liên kết với nhau dưới tên "Phái Liên bang", chọn mô hình chính quyền trung ương tập trung nhiều quyền lực nhằm hỗ trợ những lợi ích của giới công thương. Những người khác theo Thomas Jefferson, chống cánh Liên bang, chọn cho mình tên "Cộng hoà-Dân chủ", chủ trương một nước cộng hoà nông nghiệp phân quyền, theo đó chính quyền liên bang chỉ có quyền lực hạn chế. Khoảng năm 1828, cánh "Liên bang" biến mất, được thay thế bởi Đảng Whig, trở nên thành phần đối lập với Tổng thống Andrew Jackson trong cuộc bầu cử tổ chức trong năm. Việc Jackson đắc cử gây chia rẽ trong đảng Cộng hoà-Dân chủ: những người ủng hộ Jackson thành lập Đảng Dân chủ trong khi những người theo John Quincy Adams thành lập Đảng Cộng hoà Quốc gia. Hệ thống lưỡng đảng, tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay, đã được hình thành như thế.

Trong 45 nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳ, có 20 người là đảng viên Cộng hòa và 15 là đảng viên Dân chủ.

ĐẢNG CỘNG HÒA

Đảng Cộng hòa (Republican Party or GOP - Grand Old Party) là một trong hai đảng chính trị lớn trong hệ thống đa đảng của chính trị Hoa Kỳ, cùng với Đảng Dân chủ. Đảng Cộng hòa Được thành lập tại Ripon, Wisconsin trong năm 1854 bởi các nhà hoạt động chống chế độ nô lệ và những người muốn hiện đại hóa, Đảng Cộng hòa đã nhanh chóng vượt qua Đảng Whig làm đảng chính đối lập Đảng Dân chủ. Đảng Cộng hòa nắm quyền đầu tiên năm 1860 khi Abraham Lincoln, một cựu đảng viên của Đảng Whig, được bầu làm tổng thống và cầm quyền trong giai đoạn Nội chiến và Thời kỳ tái thiết. Đảng Cộng hòa thời đầu chiếm ưu thế tại các miền Đông Bắc và Trung Tây, nhưng trong những thập kỉ gần đây đã chuyển về miền Tây trong lục địa, và đặc biệt là miền Nam. Trong giai đoạn lịch sử hiện tại, trong hai đảng chính thì Đảng Cộng hòa đã được cho là bảo thủ hơn về mặt xã hội và tự do hơn về mặt kinh tế.

Trong cuối thế kỷ 20, các tổng thống Cộng hòa Dwight D. Eisenhower, Richard Nixon, Gerald Ford, Ronald Reagan, George H. W. Bush, George W. Bush, và Donald Trump thắng cử. Đảng Cộng hòa, dưới sự lãnh đạo của dân biểu phụ trách phe thiểu số Newt Gingrich, vận động dưới cương lĩnh Contract with America, giành được đa số ghế trong cả hai viện trong Quốc hội trong cuộc Cách mạng Cộng hòa năm 1994. Đảng Cộng hòa giành vị trí đa số cho đến khi Đảng Dân chủ giành lại vị trí đa số vào cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2006. Trong thế kỷ 21, Đảng Cộng hòa có cương lĩnh bảo thủ xã hội, chính sách ngoại giao chiến tranh ngăn chận để đánh bại chủ nghĩa khủng bố và xúc tiến dân chủ toàn cầu, một ngành hành pháp mạnh hơn, giảm thuế, quyền sở hữu súng và bớt quy định trong công nghiệp.

Ý THỨC HỆ XUYÊN SUỐT

Hiện đại:
Chủ nghĩa bảo thủ
Chủ nghĩa tự do kinh tế
Chủ nghĩa bảo thủ tài chính
Chủ nghĩa bảo thủ xã hội
Chủ nghĩa liên bang

Phe phái nội bộ:
Chủ nghĩa dân túy cánh hữu
Chủ nghĩa tự do ý chí
Chủ nghĩa bảo thủ dân tộc

Lịch sử:
Chủ nghĩa bãi nô
Chủ nghĩa tự do cổ điển.

Chủ tịch Đảng Cộng hòa hiện tại là Reince Priebus. Ông là Chánh văn phòng Nhà Trắng cho Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, nhận nhiệm vụ từ ngày 20/1/2017. Priebus là một luật sư và chính trị gia; trước đây ông là chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng Hòa (RNC), tổng tham mưu của RNC.

ĐẢNG DÂN CHỦ

Đảng Dân chủ (Democratic Party), thành lập vào đầu thập niên 1790, là đảng chính trị lâu đời nhất tại Hoa Kỳ, cũng là một trong số các chính đảng lâu đời nhất thế giới. Thomas Jefferson là tổng thống thứ ba của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, người sáng lập ra Đảng Dân chủ-Cộng hòa Hoa Kỳ. Từ năm 1789, với tư cách là ngoại trưởng Mỹ trong nội các của Tổng thống George Washington, ông đã công bố tư tưởng dân chủ mà dựa vào đó Đảng Dân chủ Hoa Kỳ được xây dựng, điều này đã đưa đến việc Jefferson đắc cử Tổng thống Mỹ năm 1800.

Từ năm 1896, Đảng Dân chủ có khuynh hướng tự do hơn Đảng Cộng hòa. Bên trong đảng Dân chủ tồn tại nhiều khuynh hướng khác nhau hơn so với những chính đảng quan trọng tại các quốc gia đã công nghiệp hóa khác, một phần là vì các chính đảng của người Mỹ thường không có đủ quyền lực để kiểm soát đảng viên của mình như các đảng chính trị tại nhiều nước khác, phần khác là vì hệ thống chính trị tại Hoa Kỳ không theo thể chế đại nghị (Thể chế đại nghị hoặc Đại nghị chế với đặc điểm là nhánh hành pháp của chính quyền phụ thuộc vào sự cho phép trực tiếp hoặc gián tiếp của quốc hội, thường được biểu thị qua quyền bỏ phiếu tín nhiệm. Như thế, không có sự phân biệt rạch ròi giữa nhánh hành pháp và nhánh lập pháp, dẫn đến tình trạng thiếu sự giám sát và cân bằng quyền lực là nguyên lý căn bản trong thể chế tổng thống).

Kể từ năm 1932, triết lý kinh tế khuynh tả của Franklin D. Roosevelt, có ảnh hưởng sâu đậm trên chủ nghĩa cấp tiến Mỹ, đã định hình nghị trình kinh tế của đảng. Liên minh New Deal của Roosevelt thường xuyên kiểm soát Chính phủ liên bang mãi cho đến thập niên 1970. Những lý tưởng của Phong trào Dân quyền trong thập niên 1960, nhận được sự ủng hộ tích cực của đảng bất kể sự chống đối từ những đảng viên miền Nam vào lúc ấy, tiếp tục soi dẫn các nguyên tắc tự do của đảng.

Kể từ nhiệm kỳ tổng thống của Franklin D. Roosevelt, chính sách New Deal của ông với sự hình thành hệ thống An sinh Xã hội cũng như các dự án dịch vụ và việc làm khác của chính quyền liên bang đã giúp hồi sinh đất nước tiếp theo sau những thiệt hại gây ra bởi cuộc Đại Suy thoái năm 1929. Những thành công của Roosevelt khi đối phó với hai cuộc khủng hoảng xảy ra cùng một lúc, Đại Suy thoái và Chiến tranh thế giới thứ hai, đã dẫn đến hiện tượng phân cực trong chính trường nước Mỹ, xoay quanh cá nhân tổng thống; điều này kết hợp khuynh hướng tự do đang gia tăng ảnh hưởng của tổng thống khiến đảng Dân chủ càng ngả về phía tả, trong khi đảng Cộng hoà càng trở nên hữu khuynh.

Trong nửa cuối thế kỷ 20, triết lý chính trị của cả đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ đã thay đổi triệt để. Từ thập niên 1860 đến thập niên 1950, đảng Cộng hoà được xem là có khuynh hướng tự do hơn, trong khi đảng Dân chủ được cho là có chủ trương bảo thủ.

Ý THỨC HỆ XUYÊN SUỐT

Hiện đại:
Chủ nghĩa tự do Mỹ
Chủ nghĩa tiến bộ
Chủ nghĩa tự do xã hội

Phe phái nội bộ:
Dân chủ cấp tiến
Dân chủ tự do
Dân chủ ôn hòa
Dân chủ bảo thủ

Lịch sử:
Dân chủ Jackson
Tự do cổ điển
Chủ nghĩa lưỡng bản vị
Cổ vũ quyền tiểu bang
Bảo thủ kiểu Paleo

Chủ tịch Đảng Dân chủ hiện tại là Tom Perez. Ông Perez là người gốc Latin đầu tiên đảm nhận vị trí chủ tịch DNC, theo The Washington Post. Ông tốt nghiệp Trường luật Harvard năm 1987, làm luật sư về dân quyền tại Bộ Tư pháp và từng giữ chức bộ trưởng Lao động.

CÁI ÁO KHÔNG LÀM NÊN THẦY TU

Có thể nói, Hoa Kỳ là quốc gia có nền dân chủ nhất Châu Mỹ cũng như là quốc gia luôn có tư tưởng đấu tranh cho nền dân chủ thế giới. Nhất là hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, một đảng viên Đảng Cộng hòa, thì chính sách càng thêm rõ ràng; Chính phủ ông bày tỏ quan điểm bài xích độc tài và cộng sản. Chống lại sự bành trướng của cộng sản Trung Quốc, một quốc gia với thể chế cộng sản đang cố gắng dùng mọi thủ đoạn và sức mạnh để áp chế kinh tế và chính trị lên các quốc gia khác trên toàn thế giới. Và Việt Nam là quốc gia có thể nói bị ảnh hưởng nhiều nhất, bị ''vòi bạch tuộc'' Trung Quốc đã và đang xiết chặt nền kinh tế - Chính trị chúng ta.

Vậy nên, với ý thức hệ và đường lối chống độc tài, chống cộng sản của Đảng Cộng hòa hiện tại đã được người dân Mỹ và cả thế giới ủng hộ, tuy chính sách của chính phủ Tổng thống Trump vẫn còn vấp phải sự phản đối của người dân và một số đảng viên Đảng Dân chủ, vì không phải người dân nào cũng nhận thấy được lợi ích lâu dài của chính sách trong khi họ chỉ nhìn thấy thiệt hại trước mắt. Nhưng với kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa mới kết thúc, có thể nói Đảng Cộng hòa của Trump đã mang về thắng lợi.

Còn Đảng Dân chủ, có vẻ như càng ngày họ càng tụt hậu về tư tưởng, chính sác; Ngày càng nâng cao chủ nghĩa cá nhân và bảo thủ nên họ đã dần mất đi sự ủng hộ của người dân Mỹ.

"Cái áo không làm nên thầy tu'' là vậy. Nếu như Đảng Dân Chủ không kịp thời điều chỉnh tư tưởng và chính sách tụt hậu có xu hướng ủng hộ Chủ nghĩa xã hội của họ như hiện tại thì dần dần họ sẽ không còn xứng với danh gọi "Dân chủ'' nữa. Tư tưởng và chính sách của một Đảng lãnh đạo phải phù hợp với thời đại trong từng giai đoạn, chuyển biến sao cho phù hợp với tình hình biến động không ngừng của thế giới, và đảng Cộng hòa đã làm được điều đó. Đa đảng nhưng nếu vẫn mang tư tưởng cá nhân, độc tài thì cũng không khác gì độc Đảng, giống như hiện trạng chính trị ở một số quốc gia ở Trung Mỹ và Nam Mỹ hiện tại vậy.

Nếu bạn thành lập Đảng, bạn muốn thành lập một chính đảng với tư tưởng và đường lối chính sách giống như Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ? Hoặc nếu bạn đơn giản chỉ là một cử tri, bạn sẽ ủng hộ cho Đảng nào??

November 9, 2018

Giới thiệu bài này