Khi nào thì kẻ thù trở nên nguy hiểm?

Xin phép được mở rộng thêm cái khái niệm "kẻ thù nguy hiểm".

Khi mình không thấy "nó" là kẻ thù, thì hẳn nhiên có sự nguy hiểm; hoặc khi mình tưởng "nó" - kẻ thù - là đồng minh hay bạn, thì cũng hiển nhiên là nguy hiểm. Nếu vậy, ta cũng có thể suy thêm rằng: khi mình tưởng "nó" - đang là bạn - là kẻ thù, thì cũng nguy hiểm không kém. Hay nói cách khác, khi chúng ta tưởng kẻ thù là đồng minh, hay tưởng đồng minh là kẻ thù, cũng có nghĩa rằng chúng ta không thấy kẻ thù thật sự, mà tưởng rằng cái mình thấy (nó), đồng minh hay không đồng minh, là kẻ thù thì cũng rất nguy hiểm.

Trước khi có thể nói về "kẻ thù nguy hiểm", tưởng cũng nên nói đến cái khái niệm "kẻ thù", vì nếu ta có thể định nghĩa thế nào là kẻ thù, thì có lẽ ta mới nhìn thấy kẻ thù nào nguy hiểm. Cũng xin phép nói xa đề một tí với câu chuyện về sở hữu súng tại Hoa Kỳ. Phe chống đối người dân có súng bảo rằng càng nhiều súng thì càng nhiều người chết vì súng, bởi vì súng giết người. Phe bảo thủ cho rằng bản thân súng không thể tự giết người, mà do người sử dụng súng giết người, vả lại, người chết là do viên đạn chứ không phải tại cây súng. Nếu có người chết vì dao, gậy, thì có ai lên án dao và gậy. Nếu có người dùng xe để giết người thì có phải là tại xe hay không?

Trở lại đề tài "kẻ thù" mà nhớ lại khi còn nhỏ có những bậc trưởng thượng dậy cho thiếu nhi nhiều bài hát nhân bản, trong đó có bài: "Kẻ thù ta đâu có phải là người, giết người đi thì ta ở với ai...". Không biết có ai nào còn nhớ.

Theo bài hát này thì kẻ thù ta không phải là người, mà là cái gì đó ở trong chính con người ta, làm cho ta có suy nghĩ và hành động về con người, tạo cho chúng ta có cái nhìn, hay khái niệm, về kẻ thù.

Nhà Phật gọi nó, kẻ thù của con người, là "tà tâm": là gian ác, là vô lương, là tham sân si, là dục vọng, là kiêu căng, là hận thù, là tham vọng tước đoạt, chiếm hữu...

Người công giáo không định nghĩa kẻ thù nhưng kêu gọi yêu "kẻ thù" như mình, có lẽ tùy cá nhân.

Người Cộng Hòa không gọi người Cộng Sản là kẻ thù, nhưng xác định kẻ thù là Chủ Nghĩa Cộng Sản. Người Cộng Sản xác định người Cộng Hoà là kẻ thù, nên họ vô cùng sắt máu (với kẻ thù).

Hai đạo quân đánh nhau, gọi nhau là kẻ thù, bởi vì họ ở khác chiến tuyến. Họ không hề gặp nhau bao giờ, nên kẻ thù của họ là ý thức hệ, là sự đối nghịch về mục đích, về lý tưởng, về bổn phận.

Ngoài ra, những định kiến và thành kiến về một vấn đề, một sự kiện, khiến chúng ta cũng định nghĩa riêng cho bản thân một loại "kẻ thù", và rồi tận tâm thuyết phục những người khác rằng đó là "kẻ thù" của họ và nhân loại. Điều này khiến cho ta thiếu cái nhìn bao quát để nhận ra kẻ thù chính. Điều này khiến cho ta thiếu lòng khoan dung đối với "kẻ thù". Và điều này khiến cho ta khó chấp nhận những vấn đề hoặc sự kiện khác hơn những gì chúng ta suy nghĩ.

Trong cuộc nội chiến của Việt Nam, nhiều người cho rằng đó là cuộc chiến về ý thức hệ. Nhiều người cho rằng đó là cuộc chiến về Quốc-Cộng. Nhiều người cho rằng đó là cuộc chiến về quyền lực. Nhiều người cho rằng đó là cuộc chiến của các nước "mạnh". Nhiều người cho rằng đó là cuộc chiến của "vũ khí".... Dù là cuộc chiến nào, dù là chiến tuyến nào, người ta cũng tạo cho mình một "kẻ thù", để cho rằng "nó" là kẻ thù nguy hiểm nhất phải tìm mọi cách để chiến thắng, đôi khi một cách viễn vông, mà bỏ sót rất nhiều "kẻ thù" thật sự khác.

Trong cuộc chiến gìn giữ đất nước, quân sự và chính trị đều có sức mạnh giá trị. Không thế mà có người nói: "Không có kẻ thù muôn đời, cũng không có đồng minh mãi mãi.", cho thấy vấn đề chính trị là một chiến tuyến vô cùng quan trong. Trong hàng ngũ tướng lãnh xưa kia của VNCH, nhiều người đã nói kẻ thù chính của chúng ta không phải là quân đội Việt Cộng, nên đánh chúng tan tác cũng không bao giờ đủ, mà chính là không biết nâng cao việc thực hành chính trị. Cũng có người nói kẻ thù của chúng ta ngay trong hàng ngũ của chúng ta, không phải bọn nằm vùng, mà là sự dung túng cho tham nhũng, tham quyền và tham lợi trong cả quận sự lẫn dân sự. Có người nói thất bại của ta không phải ta không có đủ sức mạnh, nhưng là sự yếu đuối về ý chí chống lại những gì đang gia hại chúng ta; sự yếu mềm là kẻ thù của chúng ta.

Trong khi nhiều người vẫn không thấy "kẻ thù" thật của chính mình, lại nhìn thấy "rõ ràng" những "kẻ thù" của người khác, của nước khác, của dân tộc khác. Kẻ thù của các anh là không biết làm sạch bộ máy hành chánh. Kẻ thù của Mỹ bây giờ là Trung Cộng. Kẻ thù của Việt Nam là Việt gian, vv..vv...

Cố Tổng Thống Mỹ Richard Nixon, người bị cả dân Mỹ lẫn VNCH lên án, từng nói: “Kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng ta có lẽ là báo chí”, tức là truyền thông. Nói thế không phải chỉ vào bản thân báo chí và truyền thông, nhưng là những người biết tận dụng, hay lợi dụng báo chí và truyền thông. Tổng Thống Trump nói "FakeNews Media là kẻ thù của người dân!", thực sự ám chỉ những người lợi dụng nó. Với cách nhìn đó người ta có thể nói ngược lại rằng kẻ thù của báo chí và truyền thông là những người lợi dụng nó. Vậy chúng ta có thể nói: kẻ thù của chúng ta là những kẻ lợi dụng chúng ta để mưu đồ lợi ích cho họ và mục đích của họ.

Lịch sử sẽ luận công hay tội những người tại những khúc quanh của lịch sử. Nhưng khi nào mới là lịch sử? Lịch sử là khi nào những thu thập các dữ kiện của một thời đại, không do những người đang trực tiếp có, hay bị, ảnh hưởng bởi các dữ kiện của thời đại đó. Triều đại Hai Bà Trưng là lịch sử, thời Trần Hưng Đạo là lịch sử, bởi được ghi chép lại bởi những người không có ảnh hưởng với triều đại đó.

Và theo lịch sử, Tàu chính là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Chính Tàu đã mang chủ nghĩa cộng sản vào miền Bắc, lũng đoạn miền Nam, và mưu đồ thôn tính nước Việt bằng lợi dụng và tuyên truyền, tạo nên sự thiếu hiểu biết về chính trị cùng tánh quan liêu trong hành chánh, và thờ ơ vận mệnh đất nước của người dân bởi nền giáo dục không minh bạch về chính trị.

Thờ ơ, nếu không nói rời xa, với chính trị, là kẻ thù chính, và nguy hiểm của dân tộc Việt Nam!

PSQ

Giới thiệu bài này